Quẩy tưng bừng với 11 trò chơi Trung thu vui nhộn từ truyền thống đến hiện đại

 Tết Trung thu, điều tuyệt vời nhất người lớn có thể tặng trẻ nhỏ chính là tổ chức một đêm phá cỗ thật tưng bừng và đầy niềm vui. Dù là tổ chức ở trường lớp hay khu phố, lỗi xóm, những trò chơi Trung thu vui nhộn sau đều không thể không góp mặt.

1. Múa lân – Trò chơi trung thu vui nhộn nhất

Múa Lân hay múa Sư tử chính là trò chơi truyền thống đặc trưng của Tết Trung thu nước ta. Dù thời đại có thay đổi như thế nào, các nét truyền thống có bị mai một ra sao thì đến đêm Trung thu, người ta vẫn nghe tiếng trống rộn ràng, vẫn thấy đoàn múa lân rực rỡ đi trên phố phường. Nếu không có điều kiện chuẩn bị những bộ đồ múa lân hoành tráng, chúng ta chỉ cần vẽ mặt nạ, tự thiết kế bộ đồ lân đơn giản và thêm âm thanh trống, chiêng sống động là cũng rất vui rồi. Màn múa lân chính là cách tuyệt nhất để bắt đầu một đêm phá cỗ Trung thu.

2. Rước đèn

Một ngày Trung thu trọn vẹn thì làm sao có thể thiếu được màn rước đèn ông sao? Đám trẻ nhỏ rồng rắn dắt tay nhau đi rước đèn khắp đường phố, lối xóm là hình ảnh vô cùng đáng yêu và vui nhộn. Ngoài đèn ông sao 5 cánh truyền thống, giờ đây đèn Trung thu còn được biến tấu nhiều hình thù khác như đèn ông sư, đèn con cá, đèn con thỏ,… đẹp hơn, tinh tế hơn. Được cùng bạn bè đồng trang lứa đi rước đèn chắc chắn sẽ là kỷ niệm tuổi thơ tươi đẹp của các con.

3. Bịt mắt đập niêu

Nếu bạn đang phân vân không biết Trung thu chơi trò gì vui, có đầu tư, không phải trò các bé vốn đã chơi trường ngày thì hãy tham khảo ngay trò bịt mắt đập niêu. Trò này chơi chia thành 2 đội, mỗi đội 2 người. Cả người lớn cũng có thể chơi cùng trẻ con. Một người cõng người còn lại bị bịt mắt đến chỗ treo niêu. Người bị bịt mắt phải đập niêu sao cho vỡ mà người cõng không được chỉ dẫn. Bên nào đập vỡ sớm hơn thì thắng. Nếu sợ dùng niêu có phần nguy hiểm thì chúng ta thay bằng các vật khác như thú bông cũng được.

4. Trò hóa trang các nhân vật

Không cần phải đợi tới Halloween của phương Tây, vào Tết Trung thu cũng có thể tổ chức lễ hội hóa trang nho nhỏ. Các bé đa phần ai cũng thích trò này. Để hợp với không khí Trung thu, bạn hãy để trẻ chọn hóa trang thành các nhân vật như chú Cuội, chị Hằng,… Không chỉ thỏa mãn niềm vui được hóa thân vào nhân vật mình yêu thích, trò hóa trang còn giúp trẻ thể hiện cá tính, định hình phong cách và sở thích của mình.

5. Làm đèn Trung thu

image

Có một sự thật là những chiếc đèn Trung thu truyền thống đang ngày càng ít xuất hiện hơn. Một trong những ý nghĩa quan trọng của Tết Trung thu là để lưu giữ truyền thống, văn hóa. Các trò chơi trong dịp Tết Trung thu được khuyến khích nên hướng đến truyền thống thay vì tổ chức quá nhiều trò hiện đại. Dạy và hướng dẫn trẻ nhỏ làm đèn ông sao là một hoạt động đơn giản mà ở đâu cũng tổ chức được. Những chiếc đèn làm thủ công đơn giản nhưng cũng phần nào luyện sự nhanh tay, khéo tay cho trẻ. Ngay cả khi có thể không đẹp bằng đèn mua sẵn, nhưng trẻ chắc chắn sẽ thích chiếc đèn do chính tay mình làm ra hơn.

6. Truy tìm báu vật

Đây là một trò chơi Trung thu cho bé rất thú vị và đòi hỏi không gian tổ chức rộng và có đầu tư. Chúng ta chia trẻ thành các nhóm (số lượng tùy chọn). Các bé sẽ phải tham gia vào nhiều thử thách, nhiều vòng. Mỗi vòng sẽ tạo ra một gợi ý về nơi giấu kho báu cuối cùng. Hoặc mỗi vòng sẽ thu thập được chìa khóa để mở kho báu, tùy thiết kế cụ thể của trò chơi. Kho báu có thể là một chiếc hộp chứa thật nhiều kẹo bánh, đồ chơi của trẻ nhỏ. Tuy phải chuẩn bị kỳ công nhưng các bé chắc chắn sẽ có một buổi chơi vui ra trò.

7. Múa hát mừng Trung thu

Trong bữa tiệc, cuộc vui nào cũng không thể thiếu được màn múa hát. Hãy tổ chức chương trình văn nghệ để các bé có thể thỏa sức thể hiện năng khiếu của mình. Ngoài múa, hát, cho bé lên thi kể chuyện hay diễn kịch cũng không phải ý tưởng tồi. Các tiểu phẩm nên xoay quanh chủ đề về Trung thu để trẻ biết được ý nghĩa của ngày Tết này.

8. Trò chơi dân gian đêm Trung thu cho trẻ em

image

8.1. Bịt mắt bắt dê

Đây không chỉ là trò chơi Trung thu vui nhộn mà còn xuất hiện hằng ngày trong các buổi sinh hoạt chung, vui chơi của trẻ nhỏ mọi lứa tuổi. Trò này vừa giúp trẻ vận động chạy nhảy, vừa luyện khả năng phán đoán và tư duy. Đặc biệt là nó còn giúp tăng tinh thần đoàn kết và tạo không khí rất vui vẻ. Cách chơi là tất cả mọi người đứng nắm tay quây thành vòng tròn. Một người phải làm sói bịt mắt đứng ở giữa vòng tròn. Mọi người cùng hát bài ‘Bịt mắt bắt dê’. Khi hát hết thì sói phải chạy đi bắt dê là tất cả những người còn lại. Khi bắt được ai đó, nếu đoán trúng người thì sói thắng, đoán sai thì phải tiếp tục làm sói.  

8.2. Rồng rắn lên mây

Trò chơi tết Trung thu tiếp theo hợp với nhóm đông người và cực kỳ vui nhộn. Một nhóm các bé sẽ ôm nhau nối đuôi rồng rắn làm trẻ. Một bé sẽ làm ông chủ. Các bé sẽ hát bài ‘Rồng rắn lên mây’ với câu cuối cùng là hỏi ‘Ông chủ có nhà hay không?’. Nếu ông chú trả lời không thì phải hát lại. Nếu có thì trẻ hỏi lại ‘Ông xin khúc nào’. Số khúc trả lời tương ứng số thứ tự người đứng trong hàng rồng rắn. Tất cả mọi người sẽ có nhiệm vụ bảo vệ người bị chọn đó khỏi ông chủ. Nếu bắt được thì ông chủ thắng, không được thì ông chủ thua.

8.3. Trốn tìm

Có lẽ không còn cần phải nói nhiều về trò chơi siêu quen thuộc với mọi thế hệ này nữa. Đây là một trò chơi rất đơn giản, ai ai cũng biết luật chơi và không đòi hỏi số lượng người chơi hay chuẩn bị dụng cụ gì. Sau khi oẳn tù tì để tìm ra người thua, người thua sẽ phải bịt mắt, đếm từ 1 đến 100 và đi tìm những người còn lại đang trốn. Cứ đổi luân phiên cho nhau, trò chơi này có thể chơi rất lâu mà không chán.

8.4. Úp lá khoai

Trò úp lá khoai cũng là một trò chơi dân gian đơn giản nhưng đang bị mai một dần, trẻ nhỏ thời nay ít biết đến. Ở trò này, mỗi người ngồi khoanh chân thành hình tròn, úp 2 tay xuống đất. Mọi người cùng đọc bài ‘Úp lá khoai’, tay người này đập vào tay người bên cạnh theo nhịp. Ai đập sai nhịp thì thua và phải chịu hình phạt.

8.5. Trò nhảy vòng

Nhảy vòng là trò chơi dành cho tập thể đông người, nên sẽ tạo không khí rất vui. Chúng ta cần có ít nhất 10 người trở lên, chia thành 2 đội. Một đội sẽ cùng ngồi xổm thành vòng tròn, cầm tay nhau. Đội còn lại phải nhảy qua các chướng ngại vật là những vòng tay này. Ở mỗi “cửa bẫy”, đội tạo chướng ngại vật có thể vung tay cao thấp để làm khó người nhảy của đội kia.

8.6. Cam quýt mít dừa

Cam quýt mít dừa là trò chơi Trung thu cho trẻ em đặc trưng hay được chơi trong riêng dịp này. Trò này cần khoảng 8 người chơi trở lên. Một người sẽ “cầm cái” đứng ngoài, tất cả những người còn lại dàn hàng ngang và đặt biệt danh theo thứ tự: Cam, Quýt. Mít, Dừa, Dưa, Hồng, Cậy. Mỗi người chắp tay sau lưng, đứng cách nhau. Bé cầm cái sẽ chọn bất kỳ người chạy bằng cách đặt vật nào đó vào tay bạn mình và bảo toàn vật trong tay. Người bị chỉ định phải chạy về đích đã được vạch sẵn. 2 người xung quanh người đó lại phải ngăn lại. Nếu bé chạy thắng về đích thì có thể yêu cầu bất kỳ người nào trong hàng cõng mình về.

Bạn đã xem lịch Trung thu 2020 vào ngày bao nhiêu chưa? Hãy chuẩn bị tổ chức một buổi phá cỗ đêm rằm thật vui, náo nhiệt và đầy kỷ niệm cho các bé nhà mình nhé! Đừng quên chọn một vài trò chơi Trung thu vui nhộn trong số những gợi ý trên để dạy cho trẻ biết thế nào mới là Tết Trung thu truyền thống thực thụ!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DOTA 2: Nữ diễn viên quyên góp tiền cho nhà vô địch TI12 nhưng lại bị từ chối một cách phũ phàng

Bom Tấn Helldivers 2 Đang Có Dấu Hiệu Đặt Chân Lên Xbox Theo Những Tin Đồn Mới Nhất

Người Chơi LMHT Yêu Cầu Riot Games Thực Hiện Cuộc "Cách Mạng Hoá" Cho Các Trụ